AOMEI PE Builder: Tự tạo bộ công cụ cứu hộ máy tính (WinPE)
1. Nhận xét cá nhân về AOMEI PE Builder
Đầu tiên, phần mềm này sẽ giúp bạn tạo ra bộ công cụ Windows 10 PE cùng với các phần mềm khác mà bạn thêm bớt vào.
Có thể là bộ công cụ cứu hộ mà bạn tự làm ra sẽ không được đầy đủ và đa dạng như các bộ cứu hộ chuyên nghiệp có trên Blog, tuy nhiên nó là sản phẩm của bạn, và nó phù hợp với nhu cầu sử dụng của bạn. Bởi tất nhiên rồi, đó đều là những phần mềm do chính bạn thêm vào mà
Ưu điểm lớn nhất của bộ cứu hộ này là độ tùy biến rất cao, nó cho phép bạn thêm bớt các phần mềm vào trong Win PE. Đồng thời giúp bạn có thể kiểm soát được dung lượng của bộ cứu hộ một cách chủ động hơn.
2. Hướng dẫn sử dụng AOMEI PE Builder
+ Bước 1: Bạn truy cập vào link sau đây để tải nhé (link từ trang chủ – luôn là bản mới nhất) / Link dự phòng !
=> Sau khi tải phần mềm về thì bạn nhấp chuột vào file PEBuilder.exe
để khởi chạy phần mềm.
Khi cài đặt đến phần License Agreement
bạn chọn ô I accept the agreement
=> sau đó nhấp vào Next
=> Next
… => và chọn Install
để cài đặt phần mềm.
Sau khi cài đặt xong bấm Finish
để kết thúc.
+ Bước 2: Bạn ra ngoài màn hình Desktop và nhấp chuột vào AOMEI PE Builder 2.0
(Lưu ý: Có thể khác biệt giữa các phiên bản trong tương lai, ví dụ như AOMEI PE Builder 3.0,…)
+ Bước 3: Khi màn hình cài đặt xuất hiện, bạn bấm Next
để tiếp tục.
+ Bước 4: Sau đó phần mềm sẽ cho bạn 2 chọn lựa, đó là: Win PE 32bit
hay Win PE 64bit
. Hầu hết các đời máy hiện tại đều sử dụng 64bit, bạn có thể căn cứ vào lượng Ram của máy tính để xác định.
Mình thì khuyến khích bạn bạn dùng bản 64bit nhé.
+ Bước 5: Tiếp theo thì phần mềm sẽ hỏi bạn về các phần mềm mà bạn muốn thêm vào bộ cứu hộ. Bạn có thể bấm vào dấu [+] File
, Network
và System
để thêm bớt các công cụ có sẵn trên Win PE.
Trong trường hợp này mình sẽ bỏ tick Recuva
do đây là phần mềm khôi phục dữ liệu nhưng mình không cần dùng tới. Còn lại thì mình sẽ giữ nguyên. Các bạn có thể tự tùy chỉnh cho riêng mình nhé.
+ Bước 6: Tiếp theo chính là phần quan trọng nhất, đó là thêm các phần mềm của các bạn vào trong bộ cứu hộ.
Mình khuyên các bạn chỉ nên thêm các phần mềm Portable cho tiện lợi. Thực ra nếu thêm các phần mềm Setup cũng được, nhưng mình không khuyến khích sử dụng đâu nhé
Click vào Add file
Bạn bấm vào Add File
nếu thêm phần mềm riêng lẻ, hoặc bạn cũng có thể bấm vào Add Folder
để thêm Folder vào. Trong trường hợp này mình sẽ thêm file norton-ghost_15
=> Chọn xong thì bạn bấm Open
.
Đối với Folder thì mình sẽ thêm Adobe Acrobat Pro DC 2021
=> Sau khi bạn chọn xong thì bấm OK
.
Tiếp theo bạn để ý đến phần Size
. Nó quyết định 95% dung lượng của file mà bạn tạo ra (chưa tính đến các phần mềm có sẵn).
Chính vì vậy bạn nên thêm bớt từ 20 – 450 MB tùy theo phần mềm mà bạn chọn ở Bước 5
. Nếu muốn bỏ đi file hoặc Folder nào đó đi thì bạn chỉ cần bấm vào file hoặc folder đó => rồi bấm Remove
=> sau khi đã thiết lập xong bạn chọn OK là xong.
+ Bước 7: Bây giờ bạn nhấn Next
thì sẽ ra 3 tùy chọn đó là Burn to CD/DVD
, USB Boot Device
và Export ISO Device
.
- Burn to CD/DVD: Dành cho các máy tính có ổ đĩa quang có thể ghi được, bạn cho đĩa CD vào và phần mềm sẽ ghi ra đĩa CD đó.
- USB Boot Device: Dành cho các bạn muốn ghi thẳng ra USB của mình luôn, nhưng mình không khuyến khích sử dụng do sau này nếu muốn tiếp tục sử dụng thì sẽ không có file lưu trữ.
- Export ISO Device: Phần mềm sẽ đóng gói thành file ISO và bạn có thể sử dụng để ghi ra đĩa CD hoặc USB. Mình rất khuyến khích các bạn sử dụng tính năng này, do nó sẽ tạo ra một file ISO để các bạn sử dụng lâu dài.
Nếu bạn lưu file ISO thì bạn chọn Browse
=> và chọn vị trí để lưu file. Tên gốc của file là ampe.iso
, bạn có thể thay đổi tên khác => xong thì bám Save
. Ở đây mình sẽ chọn vị trí lưu ở là ổ E
Còn đối với USB Boot Device hay Burn to CD/DVD thì sẽ có thanh menu để bạn chọn thiết bị bạn muốn ghi. Sau khi xong thì bạn nhấn Next
và đi uống cà phê để phần mềm chạy thôi
Lưu ý: Cần có mạng ổn định để tải Win PE. Nếu mạng kém hoặc không tải được thì bạn xem ở phần #5
nha. Sau khi hoàn thành thì bạn bấm Finish
để kết thúc.
3. Cách Burn File ISO Ra USB
OK, sau khi bạn đã đóng gói xong file ISO rồi thì mình sẽ hướng dẫn các bạn cách burn ra USB nha.
+ Bước 1: Đầu tiên các bạn vào trang chủ của phần mềm Rufus để tải phần mềm Rufus về trước, bạn hãy tải bản Portable (phiên bản di động) cho tiện chứ không phải bản Setup nha.
==> Bạn tải về tại đây !
+ Bước 2: Sau đó bạn chạy file *.exe vừa tải về thì phần mềm sẽ có giao diện sau đây:
Ở phần Device: Bạn chọn USB mà bạn muốn tạo.
Tiếp theo ở phần Boot Selection: Bạn chọn Select
để chọn file ISO mà bạn đã lưu trước đó. File của mình là boot.iso
=> xong bạn bấm Open
.
Tiếp theo ở phần Partition Scheme: Bạn chọn GPT hoặc MBR, các máy đời mới hiện nay đều sử dụng chuẩn GPT, còn nếu bạn dùng máy đời cũ thì nên dùng MBR.
Tiếp theo đến phần Volume label thì bạn có thể đặt tên cho USB sau khi tạo USB BOOT xong. Sau khi hoàn thành thì bạn bấm Start
.
+ Bước 3: Một bảng thông báo rằng USB sẽ bị xóa sạch dữ liệu. Nếu có dữ liệu trong USB thì bạn nên Backup ra một nơi an toàn => sau đó bạn bấm OK để phần mềm tạo USB BOOT.
Nếu mọi việc đều OK thì ở trên thanh trạng thái Status
sẽ có chữ Ready
màu xanh. Còn nếu có màu đỏ hoặc vàng thì USB hoặc file của bạn đã có vấn đề hoặc lỗi. Vậy là USB BOOT của bạn đã hoàn thành rồi.
Chúc các bạn thành công.